Ai cũng có mong muốn được định cư tại Mỹ để hưởng nhiều quyền lợi mà trước hết là hệ thống giáo dục, y tế sau là các chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên nhiều người thậm chí còn từ bỏ vì thời gian của chính sách quá lâu, thủ tục rườm rà. Nghe thì có vẻ ứng viên là người phải chịu nhiều áp lực nhất nhưng liệu sự thật có phải như vậy?

Đối với chính sách định cư cá nhân

Thực ra nếu hỏi áp lực từ ai đặc coi là lớn nhất khi tham gia vào các chính sách định cư tại Mỹ thì sẽ phải chia thành 2 nhóm là ứng viên của chính sách định cư cá nhân và có người bảo lãnh. Trước hết là các chính sách định cư cá nhân thì có chính sách về việc làm như thị thực EB, chương trình đầu tư EB5 hay một số thị thực không định cư. Với những trường hợp này thì đối tượng tham gia vào chính sách chỉ có bản thân ứng viên và những người phụ thuộc cùng được nhập cư.

Nếu như đối tượng chỉ có những người này thì hiển nhiên ai là người đứng lên chịu trách nhiệm cho hồ sơ thì người đó sẽ có áp lực lớn nhất. Cụ thể thì áp lực này đến từ việc chuẩn bị các tài liệu cần thiết, tham khảo các thông tin cho đến tham gia phỏng vấn… Đây là những vấn đề có bắt buộc phải hoàn thành và ứng viên cũng chấp nhận khi quyết định tham gia vào chính sách định cư Mỹ.

Đối với chính sách bảo lãnh

Không giống với chính sách định cư cá nhân thì chính sách định cư tại Mỹ diện bảo lãnh thân nhân sẽ có thêm 1 đối tượng là người bảo lãnh. Tuy nhiên cũng có trường hợp vì không đáp ứng đủ điều kiện về tài chính thì hồ sơ sẽ xuất hiện thêm người đứng chung bảo lãnh với yêu cầu tương tự như với người bảo lãnh. Trong trường hợp này thì người chịu áp lực lớn nhất sẽ không còn là ứng viên nữa mà thay vào đó chính là người bảo lãnh này. Nguyên nhân là do nhiều các thủ tục sẽ do người này thực hiện cũng như phải đại diện bảo lãnh cho người nhập cư.

Dĩ nhiên bản thân ứng viên cũng chính là người được bảo lãnh cũng phải thực hiện các công đoạn chính như chuẩn bị giấy tờ, sao in, công chứng cho đến dịch thuật… Tương tự như chính sách định cư cá nhân thì người được bảo lãnh cũng sẽ phải thực hiện các khâu cơ bản mà ai cũng phải trải qua như nộp hồ sơ, chờ đợi xét duyệt, chuẩn bị thêm giấy tờ nếu được yêu cầu bổ sung sau đó nếu được chấp nhận thì có thể tham gia vòng phỏng vấn.

Về cơ bản là vậy nhưng bản thân người bảo lãnh cũng phải chuẩn bị các hồ sơ tương ứng. Hơn nữa muốn được định cư tại Mỹ thông qua chính sách bảo lãnh thì phải mở hồ sơ bảo lãnh cũng như chuẩn bị các bằng chứng chứng minh quan hệ với người được bảo lãnh như chính ứng viên. Hơn nữa người bảo lãnh còn phải cam kết bảo trợ tài chính. Nếu như không giữ đúng được như bản cam kết thì có khả năng người bảo lãnh sẽ không được bảo lãnh trong nhiệm kì kế tiếp. Chính vì thế có thể nói áp lực về tài chính là lớn nhất đối với người bảo lãnh sau đó người bảo lãnh còn phải lo cả nơi ăn chốn ở thậm chí nếu là con cái thì người bảo lãnh có thể phải bảo trợ lên đến 10 năm.

Tuy nhiên nếu tính đúng ra thì ai tham gia vào chính sách định cư tại Mỹ thì cũng sẽ phải chịu áp lực chẳng qua khác nhau ở mức độ. Tham gia chính sách đồng nghĩa với việc đối tượng phải tuân theo luật mà Mỹ đề ra, thủ tục đã được ban hành thì mới có thể nhanh chóng hoàn tất quy trình và nhận được thị thực hay thẻ xanh như mong muốn.