Hiển nhiên ai đã được định cư ở những quốc gia phát triển nói chung và Canada nói riêng đều hi vọng không chỉ bản thân mà cả gia đình đều có thể sinh sống cũng như làm việc là học tập tại đất nước này. Tuy nhiên đâu phải cứ muốn là có thể bảo lãnh thân nhân nhập cư Canada. Vậy người bảo lãnh cần lưu ý những gì khi bảo lãnh thân nhân của mình?

Điều kiện của người bảo lãnh

Để có thể trở thành người bảo lãnh hợp pháp để đưa thân nhân của mình cùng nhập cư Canada thì ứng cử viên này sẽ phải đáp ứng các điều kiện cơ bản như sau:

+ Người bảo lãnh phải từ 18 tuổi trở lên và hiện là thường trú nhân hoặc công dân Canada.

+ Người này phải hiện đang và sẽ tiếp tục cư ngụ tại Canada  trong thời gian xúc tiến thủ tục bảo lảnh. Tuy nhiên nếu là công dân Canada đang sống ở nước ngoài, thì người bảo lãnh chỉ có quyền xúc tiến bảo lảnh vợ chồng hợp pháp hoặc sống chung, con cái phụ thuộc của mình. Bên cạnh đó đối tượng này khi làm thủ tục bảo lãnh thì phải chứng minh rằng bản thân sẽ trở về Canada cùng  những người thân nhân này chung sống khi họ được cấp giấy tờ nhập cư.

+ Người này phải đáp ứng được mức thu nhập tối thiểu mà Sở Di Trú Canada đưa ra để đủ điều kiện bảo lãnh. Nếu bản thân không đáp ứng được thì có thể nhờ thêm sự hỗ trợ của người bảo lãnh đứng chung để thỏa mãn yêu cầu này.

+ Nếu như trong thời gian hồ sơ đang xúc tiến, người bảo lãnh bị kết án tù về tội hình sự ít nhất là 10 năm hoặc đang bị điều tra để thu hồi tư cách thường trú hoặc công dân Canada, bị Bộ Công Dân và Di Trú cũng như Tổng Cố Vấn Pháp Luật của Canada xác định thuộc diện cấm nhập cảnh hay bị quyết định hủy hay thu hồi tư cách thường trú và đang kháng cáo thì hồ sơ sẽ bị đình chỉ chờ kết quả.

Trách nhiệm của người bảo lãnh

Khi xác định tham gia bảo lãnh để đưa thân nhân nhập cư Canada đồng nghĩa người bảo lãnh sẽ phải có trách nhiệm đối với những người này. Cụ thể người bảo lãnh và người đứng chung bảo lãnh nếu có sẽ ký hiệp ước tài trợ có hiệu lực trên luật pháp. Theo đó người ký cũng chính là người bảo lãnh và người đứng chung bảo lãnh sẽ phải trách nhiệm pháp lý nuôi những người được bảo lãnh thông qua việc cung cấp ăn ở và các nhu cầu sinh hoạt trong nhiệm kỳ bảo lãnh.

Cả người bảo lãnh, người đứng chung bảo lãnh và thân nhân được bảo lãnh sẽ đều phải ký tên vào hiệp ước tài trợ này. Hiệp ước này chính là bằng chứng xác minh quyền lợi và trách nhiệm về việc bảo lãnh. Giấy này sẽ được nộp cùng với hồ sơ xin bảo lãnh nhập cư. Tùy thuộc vào thân nhân mà người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh là ai mà nhiệm kì bảo lãnh cũng sẽ thay đổi.

Cụ thể hơn nếu người được bảo lãnh là vợ chồng, người sống chung trên 1 năm, tình nhân và con cái trên 22 tuổi thì nhiệm kỳ là 3 năm tính từ ngày nhập cảnh thường trú. Trong khi đó nếu như người được bảo lãnh là con phụ thuộc dưới 22 tuổi thì nhiệm kỳ bảo lãnh có thể lên đến 10 năm hoặc khi đứa con đủ 25 tuổi tính từ ngày nhập cảnh thường trú.

Tuy nhiên nếu người bảo lãnh ông bà cha mẹ và người phụ thuộc cùng nhập cư Canada thì thời gian sẽ lên đến 20 năm từ ngày nhập cảnh. Đối với những đối tượng là người được bảo lãnh khác thì sẽ là 15 năm từ ngày nhập cảnh. Người bảo lãnh mà không chịu trách nhiệm bảo lãnh như hiệp ước thì sẽ có hình phạt về trách nhiệm pháp lý.